[KHI CÓ BỘ TIÊU CHUẨN, KHI ĐÓ CÓ CHUYÊN GIA]

Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam chúng ta xuất hiện khá nhiều chuyên gia nằm trong bộ tiêu chuẩn được đánh giá và cả những [chuyên gia không có bộ tiêu chuẩn] nào. Lợi thế của chuyên gia đó là được nhiều người tin tưởng cho mặt chuyên môn lĩnh vực hay ngành nghề. Theo đó, khuyết điểm của chuyên gia cũng được ra đời ở khía cạnh “chuyên gia ăn xin niềm tin” từ cộng đồng ở đặc thù một ngành nghề chuyên biệt, cho đến chuyên gia trong một cộng đồng người dùng hạn chế chuyên môn nhưng khát khao về thông tin kiến thức.

—-

Vậy làm thế nào để là một chuyên gia?

Chúng ta có thể suy nghĩ ngắn gọn thế này: chuyên là chuyên môn, gia là nhà. Tức chỉ người có chuyên môn trong một lĩnh vực hay ngành nghề nhất định trong xã hội. Vậy sẽ cần đi vào sâu hơn lĩnh vực ngành nghề gì? Cần bao nhiêu yếu tố để cấu thành một chuyên môn? Ở mỗi lĩnh vực ngành nghề lại có thêm bao nhiêu chuyên môn khác nếu phải xác định cấp bậc ở chuyên môn? Trong xã hội có bao nhiêu ngành chính, bao nhiêu ngành phụ, ngành nào sẽ được đánh giá để cấp bậc chuyên gia? Công việc của chuyên gia là gì? Chuyên gia sẽ làm công việc tham vấn, tư vấn, cố vấn, đánh giá, nghiên cứu hay chỉ nói thôi là được?

- Hãy hình dung về một chuyên gia thương hiệu. Chuyên gia về thương hiệu tức người này phải có chuyên môn toàn diện về thương hiệu, mà thương hiệu lại bao gồm cả các yếu tố về kinh doanh bởi bản chất của thương hiệu sinh ra là để phục vụ cho mục tiêu tài sản lẫn di sản, đi sâu hơn là việc tạo dựng, phát triển và bảo toàn các giá trị trong xã hội được xuất phát từ cá nhân một người, cho đến một doanh nghiệp, tổ chức, quốc gia cho đến thương hiệu trái đất(hãy hiểu từ vi mô đến vĩ mô mỗi cái tên được thiết lập điều là thương hiệu chứa đựng giá trị sản sinh theo thời gian).

Vậy nên khi nói về chuyên gia thương hiệu thì cần phải cụ thể về lĩnh vực hoặc nếu toàn phần thì toàn phần chuyên gia thương hiệu sẽ được bao gồm các yếu tố nào? Trong thương hiệu có bao nhiêu phần để cấu thành? Những phần cấu thành này có một người làm hay nhiều người làm? Nếu là một thì một người chuyên gia thương hiệu này sẽ làm gì? Nếu một người chỉ biết đôi chút về ngành và cóp nhặt từng chút một rồi rewrite liệu có phải là chuyên gia? Ở các quốc gia khác họ không dùng từ chuyên gia cho 1 lĩnh vực nếu như người đó chưa qua đánh giá và cấp chứng nhận. Khi “nói đùa”về một người là chuyên gia ở một khía cạnh của một lĩnh vực, họ cũng nói rất khiêm tốn theo hướng “tôi biết và nhiều người biết rất rõ nhưng không phóng đại”.

—-

Ví như một người có thể tự xưng content creator. Dù vậy người này cần hiểu, việc đầu tiên chính là nghĩa của từ:

Content Creator, trong từ này có chữ creat, tức “tạo ra”. Nếu người này không tạo ra được mà thông qua reading, copy, rewrite. Người này không phải là một creator.

—-

Sự phóng đại, hào nhoáng và tham lam đã khiến cho chúng ta dễ dàng trong việc chấp nhận những chuẩn mực chưa được công nhận, hay sự tự phong; và đồng thời chính mong muốn này, đã phản bội các hệ thống giáo dục quy chế chính được lập ra. Vì sao? Vì bạn tin vào hai chữ chuyên gia, tức cho phép mình bị đánh lừa bởi những gì bạn không biết hết về nó và chưa thẩm định. Vì bạn dùng hai chữ chuyên gia, tức bạn phải dành toàn thời gian của mình để hợp thức hóa tính chuyên môn của mình, bởi những gì bạn khát khao thể hiện bản thân mình trước danh tiếng. Vì bạn chấp nhận hai từ chuyên gia, tức bạn cho phép người khác sử dụng lòng tin của bạn, bởi bạn không có đủ thời gian để là một chuyên gia.

—-

Bạn biết đấy, không ai có đủ thời gian để làm một chuyên gia và nếu có thì nó sẽ đi kèm với bộ tiêu chuẩn.

Hãy hỏi chuyên gia mà bạn biết:

Danh phong chuyên gia của anh/chị dựa vào bộ tiêu chuẩn nào và có thể chia sẻ thêm về bộ tiêu chuẩn này hay không?

Chuyên gia được ra đời như thế đó!

-Hồ Bảo Thư, GD Vietso-

[KHI CÓ BỘ TIÊU CHUẨN, KHI ĐÓ CÓ CHUYÊN GIA]

[CHIẾC HỦ BIG IDEA]

[THỜI ĐIỂM]

[CHIẾC HỦ BIG IDEA]

[KHI CÓ BỘ TIÊU CHUẨN, KHI ĐÓ CÓ CHUYÊN GIA]

Big idea được chia ra thành 2 phần: big và idea. Trong đó Big = small + small + small +(n)small

Theo cách nghĩa của Big Idea thì Idea này là một ý tưởng lớn; nhưng trong trường hợp ý nghĩa sâu hơn, Idea này đang là những small idea được cộng lại cho thành chữ Big;

Do đó, điều chúng ta có thể nhìn thấy, đưa đến một định nghĩa tổng quan ngắn gọn chính là: Big Idea là một ý tưởng lớn được cấu thành từ nhiều ý tưởng nhỏ.

Vậy:

1/ Big Idea của một thương hiệu là gì?

2/ Làm sao để biết được ý tưởng đang thực hiện là Big Idea hay small idea?

3/ Làm sao để biết small idea sẽ lồng khớp với một Big Idea được định hình trước đó ?

4/ Small idea này sẽ hỗ trở tăng giá trị hay tạo ra nguy cơ làm giảm giá trị, khi nó được cộng vào Big idea vẫn chưa được định hình rõ ràng?

5/……Và còn vô số các câu hỏi nữa, mà bạn những người làm nghề marketing, nhận nhiệm vụ xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp, cần những lời giải, trước khi quyết định chọn một ý tưởng truyền thông, góp phần làm hoàn chỉnh bức tranh toàn cảnh của thương hiệu, trong bối cảnh thương hiệu đã được định hình về bức tranh toàn cảnh hoặc trong quá trình định hình bức tranh này.

Trên thực tế, mỗi một doanh nghiệp luôn có nhiều ý tưởng nhỏ hoặc một ý tưởng lớn được tồn tại hiện hữu trong nhiều môi trường khác nhau. Điều này mang lại nhiều lợi ích về định hình bức tranh toàn cảnh thương hiệu và đồng thời cũng tạo ra rủi ro trong việc làm mất nhận thức về thương hiệu trong tâm trí người dùng. Mọi ý tưởng được hình thành có chứa một hay nhiều giá trị nhưng ý tưởng có giá trị hay không sẽ không do chính ý tưởng quyết định mà do ý tưởng có phù hợp với sự định hình thương hiệu.

Đó cũng là lý do:

Big idea = small idea + small idea + small idea + (n)small idea

—-

Hãy hình dung trên một bức tranh, các mảnh ghép phải được ăn khớp với nhau. Do đó, việc của marketer không chỉ là tạo ra mảnh ghép, mà còn phải hiểu bức tranh toàn cảnh của thương hiệu, thông qua một định nghĩa được gọi là sứ mệnh của thương hiệu, bao gồm các chuỗi giá trị vô hình lẫn hữu hình cấu thành. Việc hiểu bức tranh toàn cảnh của thương hiệu, sẽ giúp các marketer không vội vàng trải nghiệm tạo ý tưởng, làm tốn kém sự chi tiêu của doanh nghiệp không cần thiết, mà phải thực sự chọn được ý tưởng làm nên cốt lõi của thương hiệu. Điều này cũng sẽ làm rõ được bản chất của marketing, chính là ý niệm của thương hiệu, thông qua việc tạo dựng các chuỗi giá trị nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển tài sản và di sản thương hiệu.

——

Vấn đề:

Vì sao bạn khó khăn trong việc gom toàn bộ sản phẩm truyền thông của công ty đã làm, cho vào chiếc hủ mà bạn đặt tên là Big idea?

Nguyên nhân: Sự khó khăn đến từ việc bạn hoặc người marketer trước bạn phục vụ cho doanh nghiệp, đang hoặc đã trải nghiệm bằng cách, thí điểm các ý tưởng và chờ kết quả phản hồi. Trên thực tế có những phản hổi và có kết quả. Kết quả không phải là hiệu quả, phản hồi mang về lại là không phải hồi (trong trường hợp ý tưởng quá bé, chứa quá ít giá trị hoặc không có chứa giá trị thương hiệu). Điều này lại dẫn đến việc bạn bỏ qua câu hỏi “ Làm thế nào để đồng bộ Big idea từ những small idea, hoặc tìm ra nguyên do về việc Big Idea được hình thành.

Giải pháp: Hãy hình dung rằng bạn có một chiếc hủ và bạn đặt tên cho nó là Big idea. Vậy cơ bản cái hủ ấy đã được đặt tên là Big idea (ngay cả khi trong chiếc hủ này chưa có sản phẩm truyền thông bào cụ thể được đưa vào. Tuy vậy, chiếc hủ được lại được mô tả vài đến nhiều giá trị của thương hiệu. Cho nên, khi bạn bắt đầu hành trình collect định hình thương hiệu hoặc theo hướng thương hiệu, bạn phải đảm bảo sản phẩm truyền thông đã được tạo ra trước đó, hoặc sản phẩm truyền thông vẫn chưa tạo ra, cả hai loại sản phẩm truyền thông này phải chứa giá trị của thương hiệu, và nó là một “mindset” không được dịch chuyển.

Trường hợp mở rộng: Giả sử chiếc hủ Big Idea được mô tả quá nhiều giá trị, bạn sẽ collect như thế nào?

Trả lời: Bạn phải tìm ra ý tưởng xoay quanh chiếc hủ đó mà đưa vào. Theo thời gian, chiếc hủ này sẽ chứa được nhiều ý tưởng, cho đến khi bạn cần phải thay chiếc hủ thành cái bình, rồi đến cái chum, cũng có thể là thùng phuy khi sản phẩm truyền thông ngày càng nhiều theo năm tháng.

[Nơi] chứa Big Idea chưa bao giờ là [nơi] quá lớn như chúng ta định nghĩa; Bởi vì, mỗi một năm bạn lại có thêm các sản phẩm truyền thông được tạo ra tuỳ theo chi phí chi tiêu mà bạn được phép sử dụng. Cho nên việc hiểu các giá trị của thương hiệu sẽ giúp bạn tạo ra, định hình tốt hơn về một Big idea.

Để giúp bạn định hình được Big Idea của thương hiệu hoặc small Idea đang có là gì. Hãy liên hệ với Vietso để được hướng dẫn bám sát vào thương hiệu của doanh nghiệp bạn một cách.

Vietso là nhà sáng tạo, chúng tôi phát triển các giá trị vô hình, tạo ra, kết nối, định hình, điều hướng, giúp bạn xây dựng bức tranh toàn cảnh của thương hiệu, là nền tảng để bạn phát triển chiến lược kinh doanh ngắn hạn hoặc dài hạn.

VĂN PHÒNG VIETSO JSC

Địa chỉ: Lầu 2, 415 Lê Văn Lương, Phường Tân Phong, Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: +8428 6688 6848

Zalo: https://urlvn.net/acjffm

Website: www.vietsomedia.com

[KHI CÓ BỘ TIÊU CHUẨN, KHI ĐÓ CÓ CHUYÊN GIA]

[CHIẾC HỦ BIG IDEA]

[THỜI ĐIỂM]

[CHIẾC HỦ BIG IDEA]

[KHI CÓ BỘ TIÊU CHUẨN, KHI ĐÓ CÓ CHUYÊN GIA]

Dân marketing mà tin vào số liệu là người mới vào nghề, ngay cả khi họ có nhiều năm kinh nghiệm; Dân marketing mà nghi số liệu thì vào nghề ở đoạn giữa, ngay cả khi họ ít hay nhiều năm tuổi nghề; Còn dân marketing nghi ngờ số, dựa vào số, biết dùng số và cả tạo ra số, đây mới là người làm ra số thực, người này được xác định bằng loại số khác: số siêu việt.

-Vietso agency-

[KHI CÓ BỘ TIÊU CHUẨN, KHI ĐÓ CÓ CHUYÊN GIA]

[CHIẾC HỦ BIG IDEA]

[THỜI ĐIỂM]

[CHIẾC HỦ BIG IDEA]

[Training department]

[Library]

học viện vietso

Full name
Contact phone
Email
Company